Cách chăm sóc cây tùng
Cây Tùng Thơm (tên khoa học là: Cupressus macrocarpa) là loại cây có mùi thơm nhẹ, dịu dàng từ lá mang lại sự thoải mái, sảng khoái cũng như giảm stress, giúp gia chủ tập trung hơn trong công việc để từ đó đưa ra được những quyết định chính xác nhất
Giới thiệu về cây tùng thơm
Cách chăm sóc cây tùng thơm có giúp cây phát triển xanh mướt hay không quan trọng nhất là yếu tố độ ẩm. Cây Tùng thơm là loài cây có thể chịu được sương gió nhưng sẽ khuất phục trước cái nóng. Đặc biệt là ở một nơi có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam.
Bạn đang xem: Cách chăm sóc cây tùng

Tứ Quý (Tùng – Cúc – Trúc – Mai) là bốn loài cây tượng trưng cho bốn mùa trong năm, đồng thời dân gian Trung Quốc tin rằng bốn loài cây này ẩn chứa những khí chất của người quân tử cần học hỏi, lấy đó làm gương răn mình.
Đứng đầu trong bộ tứ quý đó là Tùng. Cây tùng thơm trải qua nhiều khắc nghiệt, sương gió, bão tuyết vẫn vững vàng như đấng nam nhi đại trượng phu đứng giữa trời đất. Nhưng cây sẽ bị khuất phục trước khí hậu nóng ẩm như tại Việt Nam. Cùng xem ngay những chia sẻ từ Cây Cảnh Hà Nội về cách chăm sóc cây Tùng thơm luôn xanh mướt nhé!
Ý nghĩa phong thủy của cây Tùng
Tùng không chỉ mang tính chất đại diện, mà từ lâu theo phong thủy Tùng Đã có một năng lực rất mạnh có thể xua đuổi tà khí và mang lại bình yên cho con người. Tùng cũng có tuổi thọ rất cao nhiều cây có tuổi lên tới vài trăm năm. Do đó tùng được dùng trong phong thủy còn đại diện cho sự sức khỏe dẻo dai và sự trường sinh bất lão.
Hơn nữa, là loại cây đại diện cho mùa đông, nên đây là một trong những món quà giáng sinh được ưa chuộng của các bạn trẻ trong những năm gần đây. Bởi tán đẹp và dễ trang trí, mùi hương dễ chịu, giá cả hợp lý với túi tiền mọi người. Đặc biệt, sau mùa Noel có thể nuôi lâu dài vì sức sống tốt, phù hợp với khí hậu miền Bắc.

Cách chăm sóc cây tùng thơm
Tùy vào giai đoạn phát triển và kích thước của cây mà chúng ta có cách chăm sóc cây cho phù hợp. Vì Tùng thơm thuộc loại cây thân gỗ nên chăm sóc tùng thơm cũng tốn ít thời gian và công sức. Trong quá trình chăm sóc cây, bạn chú ý đến một số yếu tố dưới đây nhé:
Ánh sáng
Cây tùng thơm có thể chịu bóng nên bạn có thể trồng trong nhà, tuy nhiên nên mang chúng ra ngoài ánh sáng mặt trời khoảng 2 – 3h/ngày/lần nhé. Bạn nên mang chúng từ 6-8 giờ sáng. Đây là lúc ánh sáng lý tưởng nhất không quá gay gắt. Nếu đặt chậu ở ngoài trời thì nên đặt dưới bóng cây to, tránh nắng gắt mùa hè.
Nhiệt độ
Tùng thơm ưa mát, chịu nóng kém hơn lạnh. Vì vậy, trồng và chăm sóc trong môi trường máy lạnh sẽ giúp cây phát triển tốt hơn. Khoảng nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển của cây là từ 25-28 độ C. Nếu trồng trong điều kiện thời tiết quá nóng thì lá Tùng rất dễ bị úa và thối.

Độ ẩm
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cách chăm sóc cây tùng thơm chính là độ ẩm. Như đã chia sẻ ở trên, vì cây chịu lạnh tốt hơn chị nóng nên cây cũng ưa ẩm, chịu hạn tốt, nhưng chịu úng kém.
Xem thêm: Bài Tập 3 Skills Writing Sgk Tiếng Anh Lớp 12 Trang 65, Unit 5: Writing (Trang 65 Sgk Tiếng Anh 12 Mới)
Đất trồng
Tùng thơm chịu úng kém nên cần sử dụng đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, nhiều mùn, thoát nước tốt. Nên trộn thêm xỉ than hoặc sỏi nhẹ vào đất để đất thoáng khí, thoát nước. đáy chậu có mảnh sành tránh vít lỗ. Khi trồng cần bón lót bằng phân hữu cơ hoặc trùng quế để tăng sự thông thoáng cho đất.
Lượng nước:
Tùng thơm là loại háo nước nên cần phải tưới nước hàng ngày, tưới đều nước lên thân và lá cây, không nên tưới quá nhiều, có thể sử dụng bình phun, mùa hè phun 2 lần, mùa đông 1 lần để tăng cường độ ẩm, làm sạch lá, tăng cường quá trình quang hợp của cây.
Cây tùng thơm thân gỗ, lá kim, trồng trong nhà thì nhu cầu nước ít, nếu tưới nhiều quá khiến cây bị úng, thối rễ, hư lá. Tùy vào điều kiện thời tiết, chỉ cần chú ý khi đất trên mặt chậu se khô thì tưới là được. Có thể phun nước vào lá cây tăng cường độ ẩm và làm sạch lá, tăng cường quang hợp.
Phân bón
Khi mới trồng có thể hòa phân NPK tưới vào gốc với nồng độ loãng trong tháng đầu tiên để cây phục hồi. Chú ý đến việc bón phân NPK cho cây từ 3-4 tháng/1 lần sẽ giúp cây nhanh phát triển và cho lá xanh mướt một màu.

Một số lưu ý trong cách chăm sóc cây tùng thơm
Nếu thấy cây có hiện tượng lá vàng, rụng lá, khô héo… thì cần xử lý kịp thời bằng cách di chuyển cây đến nơi mát mẻ. Tránh ánh nắng từ mặt trời.Nếu cây bị bệnh phấn trắng hãy lưu chùi nó ngay, tránh trường hợp lây lan sang những lá khác.Hãy loại bỏ ngay những lá sâu bệnh, và luôn duy trì độ ẩm thích hợp cho cây để cây luôn xanh mướt.Nói tóm lại, điều quan trọng nhất trong cách chăm sóc cây tùng thơm chính là việc duy trì nhiệt độ thích hợp cho cây. Tuy có thể chịu được sương gió bão bùng nhưng khả năng chịu nóng của cây rất kém. Đặc biệt là trong trong khí hậu nóng ẩm như tại Việt Nam.
Xem thêm: Nguyên Lý Động Cơ Đốt Trong Là Gì? Cấu Tạo, Nguyên Lý Và Ứng Dụng
Hy vọng rằng, với những chia sẻ từ Cây Cảnh Hà Nội, bạn sẽ biết mình phải làm gì để duy trì cây luôn xanh mướt.